Nhận định, soi kèo Juventus vs Lecce, 1h45 ngày 13/4: Bừng tỉnh sau cơn mê


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4: Chia điểm trong cơn mưa bàn thắng? -
Đơn vị nào sẽ trang bị phương tiện chữa cháy cho cảnh sát PCCC?Nhiều thiết bị chữa cháy hiện đại đang được cảnh sát PCCC&CNCH sử dụng (Ảnh: Hữu Nghị).
Ngoài ra, người đứng đầu cơ sở có thể quyết định hoặc đề xuất người có thẩm quyền quyết định trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở; lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý.
Tiếp đó, UBND cấp xã cũng có thể trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng.
Dự thảo luật cũng nêu rõ, Bộ trưởng Công an quy định về việc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng.
Theo cơ quan soạn thảo Luật PCCC&CNCH, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được trang bị.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cũng có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã trang bị để sẵn sàng báo cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Trong khi đó, Điều 44 dự thảo Luật PCCC&CNCH quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.
Quy định này nêu rõ phương tiện PCCC&CNCH, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, phải được quản lý về chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Ngoài ra, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy trong danh mục do bộ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực quy định phải được đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi lưu thông trên thị trường, theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật phòng cháy và chữa cháy hiện hành đang bộc lộ một số hạn chế, bất cập và cần phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) cho rằng Luật phòng cháy và chữa cháy hiện hành còn một số quy định chồng lấn, chưa rõ ràng, chưa phân định rạch ròi với các luật hiện hành cần phải sửa đổi, bổ sung.
Đơn cử, quy định tạm đình chỉ, đình chỉ cần điều chỉnh thống nhất với luật xử lý vi phạm hành chính để thống nhất với luật xử lý vi phạm hành chính; quy định về PCCC trong quá trình đầu tư xây dựng công trình cần điều chỉnh để thống nhất với luật xây dựng; quy định về an toàn PCCC trong sử dụng điện cần điều chỉnh để thống nhất với luật điện lực.
Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, một số quy định còn chung chung, chưa bảo đảm tính khả thi hoặc không còn phù hợp với thực tế cũng cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
Điển hình như quy định cụ thể đối với việc điều động, huy động lực lượng, bồi thường tài sản tham gia chữa cháy, trang bị phương tiện đối với các loại hình cơ sở, phương tiện giao thông; việc bãi bỏ một số quy định về điều kiện an toàn PCCCC đối với các công trình đặc thù đã được các điều chỉnh tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC…
"> -
Bị cả làng cười vì trồng cỏ, chàng trai chờ 3 năm để đáp trả "cực gắt"Anh Hà Văn Hải mua thân cỏ về nhân giống để bán (Ảnh: Quang Dũng).
Năm 2014, sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, anh Hải xin làm việc ở TPHCM nhưng lương thấp, không đủ sống nên quyết định về quê khởi nghiệp. Nhờ có 2ha đất đồi của bố mẹ, anh Hải về quê nuôi dê.
Ban đầu, anh nuôi 50 con dê thịt. Sau lứa nuôi đầu tiên thành công, anh Hải quyết định vay thêm vốn ngân hàng để tăng đàn lên gấp đôi. Sau khi nhập 100 con giống về nuôi, dê bị bệnh nhiều, gầy gò, chết yểu. Anh Hải phải bán tháo, lâm cảnh nợ nần.
"Khi đi học đại học, tôi làm thêm đủ thứ vẫn không đủ sống. Ra trường tưởng cuộc sống tốt hơn nhưng lại thất bại ngay lúc đầu khởi nghiệp, chán nản lắm", anh Hải tâm sự.
Sau cú sốc, anh Hải quyết định ra Bắc Ninh làm công nhân để có tiền trả lãi ngân hàng và tiếp tục ước mơ khởi nghiệp. Nhiều đêm, anh Hải trằn trọc về nguyên nhân thất bại nên đã mua thêm tài liệu, sách vở để nghiên cứu.
Qua tìm hiểu, anh Hải phát hiện cỏ tại một trang trại trên địa bàn là loại cỏ được trồng bằng hạt giống lấy từ Isreal, khác biệt với cỏ bản địa là không có lông.
Anh Hải nghi ngờ nguyên nhân dê bị bệnh và chết là do giống cỏ bản địa không phù hợp để chăn nuôi dê.
Năm 2016, sau thời gian nghiên cứu, học cách trồng cỏ, anh Hải quyết định ra Thái Nguyên học hỏi và mua giống cỏ sữa NLT-01 về trồng.
Cách trồng đơn giản, chỉ cần cắm thân xuống đất và tưới nước cho cỏ nảy mầm. Nhờ chất đất, khí hậu phù hợp nên cỏ sữa phát triển nhanh. Từ đó, anh Hải tự nhân giống và nghiên cứu cách phòng bệnh cho cỏ. Chỉ sau 2 năm, 2ha đất đồi của gia đình anh Hải đã trở thành một đồi cỏ mênh mông.
Anh Hải hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ (Ảnh: Quang Dũng).
Sau khi trồng cỏ sữa thành công, anh Hải bắt đầu bán nhưng ít người mua. Anh quyết định đi học thêm lớp truyền thông và quản trị để bán hàng.
Trong thời gian học ở Bắc Ninh, anh Hải lập nhóm bán hàng trên Facebook, Zalo, TikTok và Youtube. Khoảng 1 năm, các kênh bán hàng của anh được nhiều người theo dõi.
"Tôi cũng tìm đủ cách để quảng cáo, bán hàng. Ban đầu tôi bán theo cân thì ít người đặt mua. Sau đó tôi thử bán theo hom (từng khúc thân cỏ), mỗi khúc 1.000 đồng, nhiều người đặt mua hơn. Từ đó, tôi bán theo hom và ngày càng đông khách hàng, giờ bán khắp cả nước rồi", anh Hải chia sẻ.
Giải nhất nông dân ứng dụng khoa học
Sau khi trồng và bán thành công loại cỏ sữa NLT-01, anh Hải bắt đầu mở rộng nghiên cứu các giống cỏ khác để phù hợp đất, khí hậu của từng địa phương. Đến nay, cơ sở của anh Hải đã có hơn 20 giống cỏ, trong đó có 5 giống được nhập khẩu hạt từ Thái Lan.
Các giống cỏ của anh Hải được bán qua mạng, vận chuyển bằng đường bưu điện, có hướng dẫn kỹ thuật trồng. Giá bán rẻ, giống tốt, dễ trồng nên hiện nay, các giống cỏ của anh Hải khá được ưa chuộng.
Cơ sở của anh Hải giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức lương 5-7 triệu đồng/tháng/người; giải quyết việc làm cho hàng trăm người là cộng tác viên bán hàng và người dân trồng cỏ trong xã.
Anh Hải kiểm tra sâu bệnh trên đồi cỏ của gia đình (Ảnh: Quang Dũng).
Khởi nghiệp lần thứ 2 thành công, có vốn, anh Hải bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực sơn nhà. Hiện tại, anh cùng vài người bạn nhận thầu sơn nhà và làm đại lý cho một hãng sơn.
Chưa dừng lại ở đó, anh Hải còn thuê thêm đất, xây dựng một trung tâm chăm sóc sức khỏe, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động.
Đến nay, vợ chồng anh Hải có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Gia đình anh vừa xây xong ngôi nhà mới hơn 2 tỷ đồng và có trong tay một số vốn lớn để tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Ông Trương Công Thuyên, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, chia sẻ: "Anh Hải khởi nghiệp rất thành công. Mới đây, anh giành được giải nhất nông dân ứng dụng khoa học trong sản xuất kinh doanh.
Hiện cả xã có gần 10ha đất trồng cỏ theo mô hình và kỹ thuật của anh Hải, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Các công tác xã hội khác, anh cũng rất năng nổ, nhất là ủng hộ người nghèo ăn Tết và xóa nhà tranh tre dột nát cho hộ nghèo…".
"> -
Thợ trang điểm bị vu trộm tiền, bị lột đồ kiểm traHai thợ trang điểm bị gia chủ nghi ngờ trộm 20 triệu đồng (Ảnh cắt từ clip: T.M.N.).
"Tụi con không hề bước vào phòng riêng của cô dâu. Tụi con đã ra về rồi mà còn bị giữ lại, ai nấy cũng nhìn. Nếu tìm không có (tiền), cô chú phải xin lỗi", một trong hai người thợ lên tiếng.
Để chứng minh bản thân không lấy trộm tiền, cả hai đã đồng ý cho người thân của khách hàng lục soát vali đựng đồ nghề. Trong lúc đó, vì công việc cấm kỵ người khác bước chân qua đồ nghề, hai thợ trang điểm ra sức nhắc nhở nhưng những người lục soát không bận tâm.
Đáng chú ý, sau khi kiểm tra vali và phát hiện không có tiền bên trong, gia đình của khách hàng vẫn không để hai thợ trang điểm ra về mà liên tục lớn tiếng cãi vã. Đỉnh điểm, một người phụ nữ đã yêu cầu hai cô gái cởi quần áo để kiểm tra một lần nữa.
Bức xúc, cả hai lên tiếng, yêu cầu mời công an vào cuộc thì bị người phụ nữ này dọa tát vào miệng. Vì quá sợ hãi, hai cô gái mới khóc nức nở, đành cởi quần áo để người này lục soát cơ thể.
Sau đó, dù không chứng minh được thợ trang điểm trộm tiền, người phụ nữ vẫn tiếp tục kiểm tra vali và không lên tiếng xin lỗi. Một lát sau, chú rể và một số người khác mới có mặt, xin lỗi cả hai.
"Tụi con đã cố giải thích là suốt ngày nay cả hai chỉ ở bên cạnh cô dâu, không hề bước tới phòng riêng. Tụi con đã nhờ gọi cô dâu xuống làm chứng nhưng không ai gọi cả. Thử hỏi cô chú cảm thấy như thế nào khi con cháu của mình đi làm thức khuya, dậy sớm, nhịn đói tới bây giờ rồi bị gọi vào cởi đồ lục soát, đổ oan trộm cắp?", cô gái nói trong nước mắt.
Ngay sau đó, hai thợ trang điểm đã trình báo sự việc để cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý. Sự việc xảy ra đã khiến cư dân mạng phẫn nộ, đặc biệt là trong cộng đồng thợ trang điểm.
Không vào phòng riêng, không ăn dù được mời
Gia Bảo (24 tuổi, ngụ tại TPHCM), một thợ trang điểm có 2 năm theo nghề, vừa thấy bức xúc, vừa chạnh lòng khi theo dõi sự việc. Trong quá trình học nghề, thầy của Bảo luôn căn dặn học trò tuyệt đối không bước vào phòng riêng của gia chủ.
Khi trang điểm, thợ phải bố trí cho khách ngồi ở phòng bếp, trước bàn thờ gia tiên, hành lang hoặc phòng khách. Bởi khi gia chủ mất tài sản, họ rất dễ trở thành đối tượng bị nghi ngờ đầu tiên, như trong sự việc nói trên.
"Thậm chí, chúng tôi còn không được ngồi vào bàn ăn trong lễ cưới, dù gia đình có ngỏ lời mời. Tôi từng chứng kiến đồng nghiệp bị gia chủ trừ tiền công trang điểm vì tin lời mời mà ngồi vào bàn ăn. Ngoài ra, khi đi làm, ê-kíp phải có ít nhất 2 người để có thể hỗ trợ lẫn nhau khi có vấn đề xảy ra", Gia Bảo chia sẻ.
Thợ trang điểm không chỉ cần giỏi về chuyên môn mà còn phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp (Ảnh minh họa: H.L.).
Cô gái cho hay để trở thành một thợ trang điểm chuyên nghiệp, họ phải học ít nhất 4 tháng, vào nghề thì thậm chí mất vài năm vì tay nghề chưa vững. Làm dịch vụ nên thợ trang điểm không chỉ cần rèn luyện kỹ năng thật giỏi, mà còn phải biết cách giao tiếp, thậm chí hạ mình để không phá hỏng ngày vui của khách.
Tiền công kiếm được chỉ đủ trang trải cuộc sống, Bảo bộc bạch, phải yêu nghề lắm mới có thể bám trụ, bởi nghề này rất vất vả. Đa phần, lễ cưới bắt đầu từ rất sớm nên họ phải làm việc từ 0h hoặc rạng sáng để kịp hoàn chỉnh diện mạo cho cô dâu.
"Có lần, cô dâu ngủ quên, chúng tôi gọi mãi không bắt máy. Thợ phải mang thùng đồ nghề rất nặng, đứng trước nhà chờ trong vô vọng lúc nửa đêm, cảm giác vừa sợ, vừa bất an. Không những vậy, trong lúc làm việc, chúng tôi còn hay bị người khác soi mói nhưng lại không thể lên tiếng, phản ứng", cô gái nói.
">